KHOA HỌC
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ ở trẻ

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những rối loạn tâm thần mà ở đó người bị bệnh luôn cảm thấy sợ hãi và hoảng sợ liên tục kéo dài.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ ở trẻ

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là một loại của rối loạn lo âu được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng hay sợ hãi quá mức trước một đối tượng hoặc một tình huống nào đó không gây nguy hiểm. Những người mắc chứng ám ảnh sợ luôn trong tâm lý tiêu cực, sợ hãi, hoảng loạn khi phải đối mặt với những đối tượng cụ thể. Rối loạn lo âu ám ảnh sợ kéo dài khiến tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút, tồi tệ hơn theo thời gian.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ khiến cho người mắc bệnh sợ hãi trước một tình huống mà tình huống đó thường không gây nguy hiểm đến mức như họ tưởng tượng. Những người mắc chứng rối loạn lo âu ám ảnh hoảng sợ thường sẽ trải qua những giai đoạn sợ hãi dữ dội, rất khó chịu. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, rối loạn lo âu ám ảnh sợ có thể gây ra những hủy hoại rất nghiêm trọng, làm suy giảm các mối quan hệ xã hội, việc học và sự phát triển tâm lý.

Tìm hiểu về chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ ở trẻ

Trẻ  không đồng ý đến trường bám bố mẹ, khóc và có thể tỏ thái độ rất giận dữ khi bị ép đến trường. Khi đến trường đôi khi có những thái độ phản đối cô giáo, không chơi với bạn, thỉnh thoảng xuất hiện các triệu chứng đau để được về nhà. Trẻ thường xuyên than phiền là: đau bụng, đau đầu, mệt, ho, khó thở.... Triệu chứng thường xuất hiện nhiều vào ngày thứ hai và hoàn toàn biến mất vào thứ 7, CN khi được vui chơi.

Đó là những vấn đề rất thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mới đến trường. Vấn đề ở đây là sự thích nghi của trẻ với môi trường trường học, trẻ cần phải được giúp đỡ để thích nghi. Nhà trường và gia đình cần hợp tác để giúp trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu được lợi ích từ việc học (giải thích mang tính chất đơn giản theo sự hiểu biết của trẻ và những lợi ích hiện tại đối với trẻ), khuyến khích, giúp đỡ, không bỏ rơi những trẻ nhút nhát. Nói chuyện với trẻ nhiều về những việc vui chơi ở nhà trường, với bạn bè, cô giáo sẽ giúp cho trẻ cảm thấy gần gũi hơn với môi trường nhà trường.

Những triệu chứng trên chỉ xuất hiện một thời gian ngắn, sau đó trẻ sẽ thích nghi, học tập và vui chơi bình thường. Nhưng cũng sẽ có những trường hợp, các triệu chứng trên xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ . Đó là những biểu hiện lo âu bệnh lý. Khi có những biểu hiện lo âu bệnh lý cha mẹ cần đưa trẻ khám bệnh sớm để không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cũng như tính khí của trẻ sau này.

Những biểu hiện của rối loạn lo âu ám sợ thường gặp ở trẻ

1. Các triệu chứng tâm lý

- Trẻ hồi hộp, lo lắng sợ hãi vô lý

- Đứng ngồi không yên, cảm giác kích động căng thẳng

- Cảm giác buồn

- Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động.

- Khó tập trung

- Mệt mỏi

- Dễ kích thích

- Mất kiên nhẫn

- Hay đãng trí, căng cơ

2. Các triệu chứng cơ thể

- Đổ mồ hôi nhiều

- Chóng mặt, đau đầu

- Ho, khó thở

- Đau bụng đau ngực

- Đau tứ chi

- Cảm giác khó chịu ở tay chân

- Run, đôi khi xảy ra cơn co giật

- Tiêu chảy, táo bón

- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn ăn uống

Những nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ám ảnh sợ ở trẻ

- Không thích nghi môi trường mới

- Khó khăn học đường (khó khăn trong mối quan hệ thầy trò, bạn bè, áp lực học tập, bạo lực học đường)

- Yếu tố sang chấn trong gia đình (ly hôn, đau ốm, tang chế, chuyển nhà, xa bố mẹ…)

- Rối loạn lo âu lan tỏa

- Rối loạn ám ảnh sợ

- Rối loạn lo âu chia ly

- Ám ảnh sợ xã hội

- Trầm cảm trẻ em…

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có những biểu hiện lo âu?

Đứng trước trẻ có những biểu hiện chống đối khi đi học, cha mẹ cần bình tĩnh không nên la mắng hay đánh trẻ mà nên cùng với trẻ giải quyết những khó khăn của trẻ giúp cho trẻ hiểu đi học là được vui chơi, có nhiều điều thú vị và đi học là nhiệm vụ của trẻ. Nếu có khó khăn hãy đưa trẻ đến khám tư vấn tâm lý.

Khi trẻ có những biểu hiện bệnh lý cơ thể cần đưa trẻ đến khám ở các Trung tâm y tế để tìm nguyên nhân. Nếu bệnh tái phát nhiều lần mà không tìm được nguyên nhân thực thể, bệnh thay đổi theo các yếu tố mội trường và tình trạng tâm lý của trẻ. Hãy đưa trẻ đến khám chuyên khoa tâm lý được hướng dẫn những phương pháp điều trị thích hợp.