KHOA HỌC
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Những thói quen sai lầm khi xử lý chảy máu mũi ở trẻ

Những thói quen sai lầm khi xử lý chảy máu mũi ở trẻ

Thói quen sai lầm nhất của các bậc phụ huynh khi xử lý chứng chảy máu mũi ở trẻ đó chính là bảo trẻ ngửa cổ ra sau để khiến máu dừng.

Những thói quen sai lầm khi xử lý chảy máu mũi ở trẻ

Chứng chảy máu cam hay thường được gọi là chảy máu mũi là một thuật ngữ y tế để chỉ hiện tượng máu chảy ra từ mũi. Thông thường hiện tượng này chỉ chảy ra ở một bên mũi do bị tổn thương những mạch máu tập trung dưới mao mạch trong khoan mũi. Khoảng hơn 80% dân số mắc chứng chảy máu mũi ít nhất một lần trong cuộc đời và khoảng 10% trong số đó cần phải đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Nhìn chung chứng chảy máu mũi có thể là đáng sợ, nhưng thực tế đã chỉ ra rằng về bản chất nó không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Chảy máu mũi thường không gây quá mất máu bởi vì lượng máu chảy ra khá ít và nó chỉ chảy chưa đến 10 phút. Trong một số trường hợp hiếm hoi, khi lượng máu chảy ra nhiều, kéo dài và liên tục lặp đi lặp lại trong nhiều ngày thì đây là trường hợp nguy hiểm và có thể gây hại đến tính mạng.

Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ nên xử lý thế nào?

Thói quen sai lầm khi chữa máu mũi ở trẻ

Khi trẻ nhỏ bị chảy máu cam mà ngửa cổ ra sau sẽ khiến máu chảy xuống cổ họng và dạ dày, gây nguy hiểm.

Tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ thường xuất hiện khi máu một bên mũi chảy ngược ra phía trước mà trẻ không tự kiểm soát được. Khối lượng máu tuy không nhiều nhưng dai dẳng.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nhỏ bị chảy máu cam có thể xuất phát từ cả hai phía: do bản thân trẻ và tác động từ bên ngoài.

Rất có thể do thời tiết quá hanh khô (gây kích ứng lớp niêm mạc mũi) hay bản thân mũi của trẻ bị nhiễm khuẩn, trẻ va đập gây chấn thương vùng mũi hoặc đơn giản như thói quen dùng tay ngoáy mũi đã làm xước và máu mũi chảy.

Có một thói quen sai lầm mà nhiều mẹ thường dạy trẻ khi chảy máu cam đó là ngửa cổ ra đằng sau. Với thói quen này, các mẹ thường nghĩ đơn giản rằng sẽ làm hãm dòng máu chảy từ phía bên trong cơ thể trẻ ra ngoài mà “quay xuôi” vào bên trong. Nhưng thực chất phương pháp này là sai lầm bởi nếu làm như thế máu mũi sẽ bị chảy ngược vào trong cổ họng và chảy xuống dạ dày, có thể gây khó thở, buồn nôn cho trẻ.

Cách xử lý chảy máu mũi ở trẻ

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em chuẩn nhất mẹ có thể tham khảo như sau:

- Giữ người con thẳng đứng, không ngửa cổ ra sau. Có thể nằm im tại chỗ một lúc đều được.

- Nhẹ nhàng dùng tay bịt mũi con lại (chụm cánh mũi lại với nhau) và yêu cầu bé thở bằng miệng trong lúc đó.

- Cố gắng duy trì trong khoảng 10 phút, đừng kết thúc sớm quá vì bé có thể bị chảy máu trở lại. Có thể dùng đá lạnh bọc trong khăn mềm chườm lên sống mũi cho bé để giảm chảy máu.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khuyến cáo, rất nhiều phụ huynh khi thấy con bị chảy máu cam thường cho trẻ ngửa cổ lên để ngăn dòng chảy từ mũi xuống.

Tuy nhiên, đây là một cách làm sai lầm, bởi lẽ khi đó, thay vì chảy ra phía lỗ mũi, máu lại bị “ép” chảy ngược vào trong cổ họng và xuống dạ dày. Trong trường hợp lượng máu nhiều chảy ngược đột ngột xuống cổ họng có thể gây khó thở và cảm giác buồn nôn ở trẻ.

Mặt khác, cũng có một số phụ huynh cho trẻ cúi hẳn mặt xuống để “dốc” hết lượng máu chảy ra ngoài. Đây cũng là phương pháp không nên làm vì khi đó, áp lực dồn lên phần mặt của trẻ rất lớn, dễ khiến trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cảm giác nhức đầu.